Opus 50, số 6 ("Con ếch") Tứ tấu đàn dây, Op.50 (Haydn)

Bộ tứ tấu thứ sáu được viết ở cung Rê trưởng và được đánh số III/49 trong danh mục Hoboken. Bốn chương bao gồm:

  1. Allegro
  2. Poco adagio
  3. Menuetto: Allegretto
  4. Finale: Allegro con spirito

Lựa chọn của Haydn về bản tứ tấu này là giọng Rê trưởng, với chương thứ hai ở giọng Rê thứ nhằm tối ưu hóa việc điều chỉnh âm vực và cho phép bộ tứ tấu trở nên lớn nhất và hoành tráng nhất trong bộ Opus 50. Chương đầu tiên mở ra một cách kỳ lạ: vĩ cầm 1 bắt đầu bằng nốt Mi và tiến hành chơi một cụm 4 ô nhịp kết thúc bằng hợp âm Rê trưởng. Việc sử dụng ô nhịp kết thúc để bắt đầu chương là điểm đầu tiên trong số những lộn xộn của chương nhạc. Phần tuyên bố chủ đề giữ nhịp tới giọng át trưởng cho đến khi phần tuyên bố chủ đề kết thúc. Và bản thân chương một có phần kết thúc tạm bằng âm sắc pianissimo đóng vai trò như một liên kết với chương hai giọng Rê thứ hơn là một cái kết thích hợp.[38][39]

Chương hai được viết ở nhịp điệu Adagio ở thể sonata và chỉ trình bày một chủ đề duy nhất.[16] Trong khi phần trình bày được điều chỉnh thành một phần khẳng định lại chủ đề ở giọng Fa trưởng, thì phần tóm tắt lại là cung Rê trưởng. Chương nhạc kết thúc bằng âm nhạc pianissimo, với một segue (một phương hướng rõ ràng do Haydn đưa ra để tránh việc tạm dừng quá lâu giữa các chương) cho phần minuet ở giọng trưởng.[40]

Phần minuet này là phần minuet ngắn nhất trong số những bản tứ tấu còn lại của Opus 50, nhưng phần trio lại có đoạn thứ hai dài bất thường,[39] trong đó chương nhạc sử dụng giai điệu kéo giãn, dấu mắt ngỗng và một cặp 2 ô nhịp nghỉ để tạo ra cảm giác kéo dài thời gian.[41] Cả hai phần minuet và trio đều không đạt được một cái kết thích hợp, và trong đó chúng tiếp tục một đặc điểm của hai chương đầu tiên. minuet kết thúc bằng một đoạn nhắc lại chủ đề chính một cách đại khái và trio rút ra nhịp cuối cùng với một đoạn nhạc có màu sắc được ghi là "diminuendo". Một lần nữa, Haydn củng cố sự liên kết giữa các chương với một phương hướng rõ ràng cho người biểu diễn để có một sự phân biệt ngay lập tức từ đoạn nhắc lại chủ đề minuet đến chương cuối.[40]

Chương cuối làm nổi bật lên sự vui tươi của Haydn. Hiệu ứng âm thanh chiếm ưu thế là bariolage[lower-alpha 8], một kỹ thuật được nghe ví dụ như ở phần mở đầu: đầu tiên nghệ sĩ vĩ cầm chơi nốt la trên dây rê, sau đó cây vĩ nhanh chóng chơi luân phiên chơi nốt la bấm ngón với nốt la dây buông liền kề. Hiệu ứng dây buông kỳ lạ đã dẫn đến kết quả là một chuỗi âm vực có âm sắc khá khác biệt (to hơn, nhiều tiếng ù ù hơn) so với bấm ngón. Haydn đã sử dụng hiệu ứng bariolage đồng loạt trong một số tác phẩm của mình (chẳng hạn như Bản giao hưởng số 45 "từ biệt"), nhưng không tác phẩm nào lại được sử dụng một cách nhấn mạnh, ám ảnh như chương cuối bản tứ tấu số 6 này. Âm thanh của hiệu ứng hòa âm bariolage đồng loạt đã khiến một số người nghe liên tưởng đến một con ếch kêu oạp oạp, đó là lý do khiến bản tứ tấu này mang lại biệt danh "con ếch".[39] Nhưng chương nhạc không đơn thuần chỉ là một trò đùa thính giác. Chương nhạc chứa các liên kết chủ đề quan trọng với các chương trước đó, ngoài sự phân biệt rõ ràng giữa các chương còn dẫn đến bậc quan trọng trong một tuần hoàn âm nhạc trọn vẹn. Mối liên hệ chủ đề quan trọng nhất là phần mở đầu của chương 1 xuất hiện lại trong chương cuối ở dạng được sửa đổi: chủ đề này không đứng một mình nữa, mà là phần thứ hai của đoạn nhạc tám ô nhịp tạo thành chủ đề phụ của chương. Được trình bày trong bối cảnh này, sự mơ hồ vốn có trong chương đầu tiên đã được giải quyết.[41]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tứ tấu đàn dây, Op.50 (Haydn) http://www.naxos.com/mainsite/blurbs_reviews.asp?i... http://www.hyperion-records.co.uk/dc.asp?dc=D_CDA6... http://naxosdirect.co.uk/items/haydn-string-quarte... https://books.google.com/books?id=DG30af_PDPYC https://books.google.com/books?id=DG30af_PDPYC&pg=... https://books.google.com/books?id=DG30af_PDPYC&pg=... https://books.google.com/books?id=DG30af_PDPYC&pg=... https://archive.org/details/haydncreativelif00geir https://archive.org/details/haydncreativelif00geir... https://web.archive.org/web/20201026023158/https:/...